Hạt giống ớt chỉ thiên lai F1 được đóng gói 5G cực kỳ tiện lợi. Với 5g tương đương với 1200 hạt thỏa sức trồng mà không sợ điều gì. Tỉ lệ nảy mầm cao mang tớ năng suất tốt, cứng quả và độ cay cần thiết. Mẫu mã đẹp và sức sống tốt nâng cao năng suất đáng kể cho loại hạt giống ớt chỉ thiên lai F1 này.
HẠT GIỐNG ỚT CHỈ THIÊN F1 (NN.106) gói gam 1200 hạt
- – Đặc tính giống: kháng bệnh tốt, sai quả, quả có độ đồng đều cao, quả dài 5-8 cm, quả to,cứng quả, thịt dày, rất cay, vỏ quả màu đỏ tươi.
- – Thời vụ trồng: Quanh năm.
- – Thời gian thu hoạch sau trồng: 70-75 ngày
- – Mật độ, khoảng cách trồng: 5-7 g/sào bắc bộ (360 m2).
Kỹ thuật trồng ớt
*Nguyên liệu:
- Hạt ớt chất lượng từ chợ hoặc các nguồn đáng tin cậy.
- Đất trồng hoặc hỗn hợp chất đất phù hợp.
- Phân bón hữu cơ hoặc phân gà, phân bò.
- Nước mắm, muối, và nước.
*Dụng cụ:
- Chậu trồng cây hoặc các túi trồng cây phù hợp.
- Gia vị để tạo ẩm cho hạt ớt.
- Ly, đồ đựng để phủ lên cây và giữ độ ẩm.
- Bàn tay tài năng và tâm huyết.
* Thời vụ:
– Vụ sớm: gieo T8 – T9, trồng T9 – T10, thu hoạch T12 – T1 đến T4 – T6 năm sau.
– Vụ chính (Đông Xuân): gieo T10 – T11, trồng T11 -T12, thu hoạch T2- T3 trở đi.
– Vụ mưa (Hè Thu): gieo T4 – T5, trồng T5 – T6, thu hoạch T8 – T9 trở đii.
* Chuẩn bị đất trồng
– Chọn đất để trồng ớt:+ Đất thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như: Đất cát pha, đất thịt pha sét, đất phù sa ven sông và đất canh tác lúa.
* Lưu ý: Đất chuẩn bị trồng phải được luân canh lúa, bắp, đậu…, vụ trước không trồng cây thuộc họ cà như: ớt, cà chua, cà tím,… để phòng nấm bệnh trong đất truyền cho ớt.
– Làm đất, lên luống:
+ Lên luống cao 20 – 30 cm, rộng 1 m, rãnh thoát nước 40 cm.
+ Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp (Plastic) để trồng ớt để hạn chế cỏ dại và sâu bệnh.
* Ngâm ủ hạt giống:
– Ngâm hạt trong nước ấm (3 sôi, 2 lạnh) trong 4-6 tiếng rồi vớt ra rửa sạch ủ trong khăn vải sau 48h hạt nứt nanh thì đem trồng.
– Sau khi hạt nảy mầm, đem hạt gieo vào bầu đất.
– Khi cây có từ 4-5 lá thật (25-35 ngày sau gieo), chọn những cây phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, có thể tiến hành đem ra trồng.
* Khoảng cách, mật độ trồng:
+ Vào mùa khô: hàng cách hàng 1,2 – 1,4 m, cây cách cây 0,6 m.
+ Vào mùa mưa: hàng cách hàng từ 1,2 – 1,4 m, cây cách cây 0,7 m.
* Chăm sóc:
– Tưới nước:
+ Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới 2 lần vào buổi sáng và chiều mát
+ Trong thời gian cây ra hoa và kết trái cần cung cấp đủ nước để ngăn ngừa rụng bông rụng trái.
– Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển – cho năng suất cao. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.
– Làm giàn: Giàn được làm bằng tre hay dây ni lông. Mỗi hàng ớt cắm 2 cọc tre lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối 2 cọc với nhau, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.
* Phân bón (360 m2)
– Bón lót: toàn bộ vôi, phân chuồng hoai, supe lân
– Bón thúc:
+ Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng
+ Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều
+ Lần 3: Khi bắt đầu thu trái
+ Lần 4: Khi thu hoạch rộ
* Chú ý: Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.
* Lưu ý:
– Kết hợp làm cỏ, lấp phân, vun gốc mỗi lần bón thúc phân.
* Phòng trừ sâu bệnh
– Sâu hại: Rầy xanh, sâu xanh, bọ xít xanh và một số loài rầy rệp khác, bọ trĩ, nhện đỏ, rầy mềm
– Nấm bệnh:: Chết nhanh, chết chậm, thối rễ, lỡ cổ rễ, héo rũ, sương mai, thán thư, nấm hồng, rỉ sắt
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.